Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Người theo dõi

Bài đăng phổ biến

Người theo dõi

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN THỊT

     KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN RỪNG
KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC LỢN THỊT:
Chọn lợn nuôi thịt
- Lợn thịt được loại ra trong quá trình sàng lọc giống, nhũng con không đủ điều kiện làm giống như ngoại hình xấu, bệnh đã chữa khỏi, còi cọc, dị tât nhỏ, trùng huyết,…được loại ra riêng để nuôi lợn thịt.
- Lợn đã được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh (dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn,   hen suyễn, mồm long móng).
- Thời điểm chọn là từ 2 tháng tuổi có khối lượng 5 - 6 kg trở lên
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi
- Đặc điểm của lợn trong giai đoạn này là: khả năng tiêu hóa còn yếu, lượng thức ăn mỗi lần ít. Da mỏng, lông thưa nên điều hòa thân nhiệt kém, dễ bị stress. Tuy nhiên giai đoạn này cơ thể phát triển rất nhanh, nhất là phát triển xương, cơ nên nhu cầu về đạm lúc này là cao nhất trong các giai đoạn sinh trưởng của lợn. tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp.
- Thức ăn cần đủ năng lượng, giàu đạm, khoáng và vitamin, có thể nấu chín để tăng tỷ lệ tiêu hóa. Bổ sung thêm virtamin bằng premin hoặc rau xanh, củ, quả... Không cho ăn các loại thức ăn kém chất lượng như: Thiu, thối, mốc, … Cho lợn ăn 3 bữa/ngày, ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau. Thức ăn thô xanh rửa sạch và cho ăn tự do không cần nấu chín.
- Cho lợn uống nước tự do, đảm bảo về số lượng và chất lượng.
- Hằng ngày phải vệ sinh chuồng trại, khu nuôi, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Giữ cho khu nuôi luôn khô ráo, thoáng mát.
- Tiêm phòng vaccin định kỳ (lúc 3 tháng tuổi cần tiêm phòng nhắc lại các bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn), tẩy giun sán cho lợn
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 4 – 6 tháng tuổi
- Đặc điểm của lợn trong giai đoạn này là: khả năng tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn cao, nhất là thức ăn thô xanh. Xương, cơ phát triển nhanh, hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Cuối giai đoạn này lợn bắt đầu tích lũy mỡ.
- Thức ăn cần nhiều đạm để phát triển chiều cao và dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn nuôi tiếp theo. Có thể bổ sung một số phụ phẩm nông nghiệp vào trong khẩu phần như bỗng rượu, bã đậu, rỉ mật, thức ăn thô xanh…
- Cho lợn ăn 2 bữa/ngày. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp sau. Thức ăn thô xanh nên rửa sạch trước khi cho ăn.
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 6 tháng tuổi đến xuất bán
- Đặc điểm của lợn ở giai đoạn này là: Xương và cơ phát triển chậm lại, bắt đầu tăng tích lũy mỡ, tính háu ăn giảm, không thích vận động nhiều như giai đoạn lợn choai; lớp mỡ dưới da dày lên, khả năng chịu lạnh tốt vào mùa đông; ưa tắm mát, ngủ nhiều.
- Thức ăn cần giàu năng lượng, cho ăn tự do để lợn tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Một số vấn đề thường xảy ra khi nuôi lợn thịt
- Hạn chế lợn đánh nhau: khi nhập lợn từ các đàn khác nhau thường xãy ra hiện tượng cắn nhau. Để giảm bớt hiện tượng này chúng ta cần cho tất cả lợn vào nuôi cùng một lúc, không nên bổ sung thêm lợn vào đàn đã ổn định, tránh việc ghép 1 ổ lợn vào 1 ổ lợn khác đã có sẵn trong khu nuôi. Khi thấy nhiều con xúm vào cắn 1 con thì nên chuyển con đó sang khu nuôi khác. Không nhốt lợn quá chật. Đảm bảo thông thoáng vào những ngày nắng nóng.

- Xử lý khi lợn mắc bệnh: Cách ly ngay lợn ốm để theo dõi, nếu lợn chết, đưa xác ra khỏi khu nuôi để xử lý, tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, khu nuôi thả; không bán chạy lợn ốm, không mổ lợn ốm, lợn chết; không cho thức ăn thừa của lợn bệnh cho lợn khác ăn; hạn chế đi lại hoặc vận chuyển các dụng cụ sang các khu nuôi thả khác.

                         Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                 Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN CÁI GIỐNG

          KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN RỪNG
KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN CÁI GIỐNG:
Chọn lợn cái hậu bị:

- Bố mẹ của lợn nái hậu bị là phải những đực cái tốt. Tốt nhất là bố mẹ chúng nằm trong đàn hạt nhân hoặc được kiểm tra qua đời sau.
- Nái hậu bị chọn ở những đàn mà mẹ nó đẻ từ lứa thư hai trở lên và đến lứa thứ năm. Thông thường tỷ lệ chọn lọc là 25%.
- Chọn nái hậu bị nên chọn con của những con nái có khả năng sinh sản cao.
Về mặt ngoại hình: Chọn con có ngoại hình đặc trưng phù hợp với giống đó, có tầm vóc lớn, cân đối khoẻ mạnh, lông da bóng mượt, tốc độ sinh trưởng nhanh, đầu to vừa phải, mồm rộng, vai ngực nở, lưng thẳng, dài, mông nở, rộng, khấu đuôi to, 4 chân cao khoẻ đi bằng móng, có 12 đôi vú trở lên (khoảng cánh giửa hai hàng hẹp, khoảng cách 2 vú xa, núm to dài…), không bị ngấn vai, đai cổ, hoặc các khuyết tật khác, tính tình không quá hung dữ.
- Trong quá trình nuôi ta định kỳ kiểm tra để chọn lọc. Chọn ở 4, 6, 8 và 10 tháng tuổi giám định xếp cấp, loại thải. Ngoài ra còn phải chú ý đặc điểm ăn uống, quá trình mắc nhiễm bệnh.
Dựa vào ngoại hình
- Chọn giống lợn nào thì lợn cái phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Căn bản dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Đặc điểm giống, thể chất, lông, da: da bóng mượt, màu sắc đặc trưng theo giống, tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ.
- Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.
- Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt.
- Lưng sườn và bụng: lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (lợn ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn.
- Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn.
- Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy
- Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải. Móng không toè. Đi đứng tự nhiên, không đi bàn.
 Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa các núm vú đều, không có vú kẹ. Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa hai hàng vú gần nhau.
- Âm hộ không bị khuyết tật.

2- Sử dụng hocmon kích thích lợn cái động dục:
Tác dụng của hormone
- Hormone (Thuốc điều tiết sinh sản) là những chất có vai trò cực kỳ quan trọng, chúng có khả năng ức chế hoặc kích thích chức năng của các cơ quan sinh sản. Sử dụng hormone để điều tiết sinh sản là một biện pháp hiệu quả làm tăng năng suất sinh sản của gia súc cái (Trong điều trị chữa vô sinh, chậm động dục, an thai, đẻ nhiều con/lứa; đẻ nhiều lứa/năm và dễ đẻ), làm tăng chất lượng tinh trùng của gia súc đực, từ đó làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Cách sử dụng hormone cho lợn rừng 
a. Gây động dục: Sử dụng trường hợp lợn nái rừng chậm động dục hoặc không động dục:
Bước 1: Tiêm hormone progesteron: 3 lần mỗi lần cách nhau 2 ngày với liều lượng 6, 4 và 2 ml/lần.
Bước 2: Sau khi tiêm xong progesteron ngày thứ 3 tiến hành tiêm đồng thời 3 loại sau:
Tiêm mũi 1: Hormone Prostagladin: 1ml
Tiêm mũi 2: Tiêm Hormone gonadotropin + oestradiol: 4 ml
Tiêm mũi 3: Vitamin ADE (4ml)
Lưu ý: Dùng mũi kim 18, tiêm sâu bắp thịt
b. Lợn nái động dục nhiều lần phối giống không đạt
Đến ngày thứ 17 hoặc 18 của chu kỳ động dục tiếp theo tiêm các loại sau:
Tiêm mũi 1: Hormone Prostagladin: 1ml
Tiêm mũi 2: Tiêm Hormone gonadotropin + oestradiol: 4 ml
Tiêm mũi 3: Vitamin ADE (4ml)
c. Tăng số con đẻ/lứa
Khi lợn nái bắt đầu có biểu hiện động dục, tiêm
Tiêm mũi 1: Hormone Prostagladin: 1ml
Tiêm mũi 2: Tiêm Hormone gonadotropin + oestradiol: 4 ml
Tiêm mũi 3: Vitamin ADE (4ml)
- Mục đích để tăng độ hưng phấn của lợn nái, kích thích buồng trứng nhằm tăng số lượng nang noãn phát triển, cho số lượng trứng rụng nhiều hơn từ đó số phôi chuyển vào tử cung nhiều hơn, chất lượng phôi tốt hơn góp phần làm tăng số con đẻ/lứa.Ngoài ra, phác đồ này còn giúp kích thích buồng trứng phát triển, tạo điều kiện cho nội mạc tử cung phát triển, thuận tiện cho thai làm tổ.
Những lưu ý để tăng hiệu quả sử dụng hormon
- Phải sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn; có biện pháp cố định lợn nái rừng (Sử dụng cũi sắt), để tránh lợn nái sợ hãi hoặc bị stress; kết hợp việc sử dụng hormone với chế độ ăn tăng về thức ăn dinh dưỡng; khi lợn nái động dục, phải cho phối giống ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 giờ.
3-Quản lý lợn cái hậu bị:
- Những lợn cái hậu bị này đều được chọn lọc từ những dòng có khả năng sinh đẻ và nuôi con tốt. Trong đàn có những nái có tuổi động dục lần đầu từ rất sớm: 4, 5 tháng tuổi. Tuy nhiên thực tế ta nên bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, thường đợi đến lần động dục thứ 3 sẽ cho phối giống lần đầu nhằm tăng mức độ rụng trứng. Tuy nhiên việc lựa chọn nên phối giống ở lần động dục thứ 3 hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh hưởng khác như: giá cả thức ăn, nguồn nhân lực...
- Trong thời gian lợn mẹ không mang thai cho ăn khẩu phần ăn bình thường 20% thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô…), 80% thức ăn thô (rau, củ, quả). Toàn bộ cho ăn sống, ngày 2 bữa chính: sáng và chiều tối, bữa chưa cho ăn phụ (rau, củ, quả).
- Phát hiện động dục:
o Lợn rừng chỉ động dục trong 2-3 ngày, và thông thường là 3 ngày. Trong ngày đầu động dục, âm hộ lợn sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhờn loãng, hay nhảy lên lưng lợn khác và có phản xạ giao phối như con đực, khi có lợn đực hoặc mùi lợn đực thì con cái mới kêu rên thành tiếng... Vì vậy cách phát hiện lợn nái động dục tốt nhất là đưa 1 con đực vào trong chuồng lợn nái. Lợn đực sẽ nhanh chóng tìm ra con nái nào có biểu hiện động dục.
o Ngày tiếp theo, âm hộ lợn cái bớt sưng, chuyển từ màu đỏ hồng sang màu tím tái, dịch nhờn keo đặc hơn. Trạng thái đi đứng không yên, bồn chồn cao độ. Khi lợn nằm hoặc đứng, ấn mông là lợn sẽ đứng yên và vểnh đuôi sang 1 bên. Đây là thời điểm phối giống tốt nhất cho lợn nái.
o Sau giai đoạn mê ì ở ngày thứ 2, tuy lợn rừng cái vẫn còn những biểu hiện động dục nhưng cường độ yếu hơn và có thể không cho lợn đực phối.
4- Chăm sóc lợn nái hậu bị
- Nuôi dưỡng lợn cái hậu bị sao cho khi đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu. Lợn quá gầy, quá béo đều dẫn đến sức sinh sản kém, lợn quá béo sẽ khó động dục.
Vệ sinh phòng bệnh:
- Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi lợn đạt khối lượng 7 - 10kg và trước khi phối giống.
- Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn.
- Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.
- Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi

5-Phối giống cho lợn nái:
- Xác định thời gian thích hợp để phối cho lợn nái hậu bị rất quan trọng.
- Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
- Tuổi thành thục: là tuổi mà lợn có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu được phối giống thì sẽ thụ thai và đẻ con. Lợn thành thục về tính có biểu hiện:
Giai đoạn 1: Lợn thay đổi tính tình, kém ăn hoặc bỏ ăn, âm hộ sưng mọng đỏ tươi. Lợn nái rạ khi động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong.
Giai đoạn 2: Lợn mê ì, âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, giai đoạn này phối giống đạt kết quả tốt.
Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên giảm dần. Lợn hết chịu đực, đuôi cụp không cho đực phối và ăn uống trở lại bình thường.
- Thời gian thành thục về tính thường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc. Khi thành thục về tính lần đầu, Cần bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu, phối ở lần sau khi lợn đã thành thục về thể vóc.
- Trong giai đoạn nuôi hậu bị nếu chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, ít bệnh, lợn tăng trưởng tốt sẽ thành thục sớm hơn.
- Thời gian phối giống thích hợp cho lợn nái
- Thời gian phối lần đầu cho lợn nái thích hợp nhất là khi lợn đã thành thục về tính và thể vóc.
- Lợn  nái  gần  đạt  đến  trọng  lượng  phối  giống,  nên  di  chuyển  đến nuôi gần khu nuôi lợn đực để kích thích lợn động dục.
- Khi lợn nái đạt tuổi và tầm vóc phù hợp, căn cứ vào chu kỳ động dục và thời gian rụng trứng để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian rụng trứng của lợn nái bắt đầu vào 16 giờ sau động dục và có thể kéo dài đến 20 giờ.

- Xác định thời điểm lợn bắt đầu động dục dựa vào những đặc điểm sau: Khi thấy lợn chịu đứng yên khi có các lợn khác đến gần, đuôi cong lên cho phối, âm hộ có nếp nhăn màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục là cuối ngày thứ 2 kể từ khi lợn bắt đầu có biểu hiện động dục. Thời điểm lợn có những biểu hiện như trên gọi là thời điểm “lợn mê ì” hay “lợn chịu đực”.
- Đối với lợn hậu bị: Phối lần đầu khi lợn “mê ì” (có những biểu hiện trên) và 12 giờ sau phối lại 1 lần nữa để tăng tỷ lệ đậu thai.
- Đối với lợn nái đã đẻ 1 lứa: phối lần đầu vào lúc sau 12 giờ “ mê ì” và sau đó 12 giờ phối lại 1 lần nữa.
- Thời gian kéo dài động dục của lợn là 3 – 5 ngày tùy theo giống và thời gian phối thích hợp là cuối ngày thứ 2, đầu ngày thứ 3. Ở thời gian này, lợn nái biểu hiện động dục cao độ nhất, âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang màu tím tái. Lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khum, lợn sẽ đứng yên, cong đuôi và thích giao phối. Đây là thời điểm phối tinh thích hợp nhất cho lợn nái. Thời điểm phối tinh tốt nhất vào buổi sáng sớm, thời tiết mát, yên tĩnh, và thao tác phải đúng kỹ thuật. Có thể áp dụng các hình thức phối lắp, phối kép để nâng cao tỉ lệ thụ thai. Sau khi phối xong cần phải ghi chép đầy đủ và theo dõi thường xuyên.
- Chu kỳ động dục của lợn rừng là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy theo giống, tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

- Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Khi lợn nái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực tiếp xúc với lợn nái. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào lợn nái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại).
* Lưu ý: Sau 21 ngày, lợn nái không động dục trở lại, có thể lợn nái đã có bầu. Khi lợn cần phối giống bạn có thể cho heo đực qua chuồng cái hoặc ngược lại
- Phải theo dõi, ghi sổ ngày phối giống và quản lý đồng huyết thật chặt chẽ, tuyệt đối cấm phối giống đồng huyết, vì đồng huyết heo sẽ lụi tàn và đàn lợn không thể phát triển được
- Khi lợn phối giống được 3 tháng 3 tuần 3 ngày thì heo đẻ (có thể tăng giảm vài ngày)
- Khi lợn đẻ không cần can thiệp hay giúp đỡ. Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi, nếu lợn đẻ ngược chúng ta phải can thiệp nếu không giúp lợn con có thể chết ngạt và những con còn lại trong bụng lợn mẹ sẽ chết theo và có thể sẽ mất luôn lợn mẹ
6- Quản lý lợn nái sinh sản:
- Khi mang thai tăng khẩu phần ăn cho lợn mẹ, cụ thể: 30% thức ăn tinh và 70% thức ăn thô. Tòa bộ cho ăn sống.
- Khi nuôi con, thức ăn của lợn mẹ có sự thay đổi cơ bản, đặc biệt là tháng đầu nuôi con, chỉ cho lợn mẹ ăn thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô hòa với nước sạch + muối và bổ sung thêm các vi lượng, men tiêu hóa dành cho lợn mẹ nuôi con thì càng tốt, thức ăn (không cần phải nấu chín), ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.
- Không nên cho lợn mẹ ăn một số thức ăn trong thời gian này như: Các loại rau, củ, quả (rau muống, rau lang, hoa quả ôi thối…). Sau 1 tháng nuôi con bắt đầu cho lợn mẹ ăn một số loại thức ăn như: (thân cây chuối, rau muống… với điều kiện phải kiểm soát được nguồn thức ăn đó không có độc hại và cho ăn dần dần, không nên cho ăn nhiều ngay dễ làm cho lợn con bú mẹ không thích nghi gây đi ỉa.
- Phát hiện có chửa: những lợn cái đã phối giống được theo dõi nếu sau 18-25 ngày sau khi phối giống không có biểu hiện động dục trở lại thí có thể kết luận rằng lợn nái đó đã có chửa.
7-Quản lý lợn đẻ:
Nhận biết lợn nái sắp đẻ
Thời gian mang thai: Lợn rừng mang thai 112 - 117 ngày, trung bình 114 ngày giống như lợn nhà.
* Đặc điểm lợn nái sắp đẻ:
- Những ngày gần đẻ, lợn nái chửa bụng căng to, vú căng ra 2 bên, có hiện tượng sụt mông. Trước khi đẻ lợn đi lại nhiều, cào ổ, đái dắt, âm hộ tiết dịch nhờn và nở to, vú có thể có sữa đầu.
- Lợn thường đẻ về chiều tối và đêm.
- Cần chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ thú y để can thiệp khi cần thiết
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sắp đẻ, trong khi đẻ và sau khi đẻ
- Chăm sóc lợn nái sắp đẻ:
- Trước khi đẻ 3 - 6 tuần: ngừa giả dại; thương hàn; phòng bệnh tiêu chảy phân trắng do E,Coli bằng vaccine Neocolipor (của Rhone)
- Trước khi đẻ 2 tuần : diệt ký sinh trùng ngoài da để tránh lây ghẻ và nhiễm giun sán cho lợn con theo mẹ ngay từ những ngày đầu sau khi mới sinh ra, vệ sinh sát trùng chuồng trại, khu vực nuôi thả.
- Trước khi đưa lợn nái vào ổ đẻ : tẩy uế sạch sẽ, khử trùng toàn bộ nền chuồng, ô chuồng, thành chuồng nái đẻ bằng nước vôi (pha loãng 20%) hay chất khử trùng và lót rơm rác tạo thành ổ đẻ tối thiểu 7 ngày trước khi chuyển lợn nái vào.

Chuẩn bị ổ úm cho lợn con

- Sàn được lót bằng rơm hoặc cỏ khô sạch, bao bố, vải vụn… treo bong đèn điện, đèn hồng ngoại (cách sàn 0,3m) để cung cấp nhiệt. Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng ngoại công suất 250W (ngoài tác dụng sưởi ấm, bóng đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng lợn con).
Xử lý lợn đẻ bọc và bị ngạt:
- Lợn đẻ bọc phải xé bọc ngay và lấy sạch dịch ở mũi, tránh cho lợn con bị ngạt.
- Lợn con bị ngạt thì cần thổi hơi vào mồm.
- Nếu lợn con chưa tỉnh thì ngâm lợn trong nước ấm 30-350C trong thời gian 5-10 phút rồi hô hấp nhân tạo.
- Với lợn con vừa được sinh, nếu phải can thiệp trong quá trình đẻ ta nên dùng tay vuốt lại cuống rốn từ ngoài vào trong bụng để máu ở cuống rốn trở lại vào cơ thể lợn con. Sau đó bấm nanh và cho lợn con bú sữa đầu.  
8-Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái nuôi con
- Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho duy trì cơ thể mà một phần dinh dưỡng rất quan trọng sẽ được dùng để phục vụ cho nhu cầu tiết sữa. Do cơ thể lợn mẹ rất ưu tiên cho việc tiết sữa cho nên nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lợn mẹ sẽ phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tiết sữa dẫn đến lợn nái bị hao mònnhiều và sẽ ảnh hưởng đến lần sinh sản sau.
- Trong giai đoạn nuôi con thường lợn nái được cho ăn tự do với hàm lượng protein thô trong thức ăn là 14% và năng lượng trao đổi là 3000Kcal/kg (lợn nội). Lợn ngoại ăn thức ăn có hàm lượng protein thô là 15 - 16% và năng lượng trao đổi là 3000Kcal/kg. Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo đủ khoáng và vitamin, nếu thiếu canxi, có thể gây hiện tượng bại liệt. Dựa vào tiêu chuẩn ăn có thể phối trộn các thực liệu thành khẩu phần ăn hợp lý cho lợn nái.

- Lợn nái trong thời gian nuôi con cần tạo môi trường ngoại cảnh tốt, chuồng ấm, thoáng, lưu thông không khí tốt, không có gió lùa, tránh gây stress cho đàn lợn con, giữ yên tĩnh khi lợn mẹ cho con bú.
9- Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ:
 Nhốt riêng heo con vào lồng úm:
Trong những ngày đầu tiên, sưởi ấm lồng úm ở mức 32oC, cho bú theo cữ cách khoảng 1,5 – 2 giờ. Việc nhốt riêng heo con những ngày đầu để dễ kiểm soát nhiệt độ úm heo con, việc tiết sữa của heo mẹ và nhất là tránh heo mẹ bị mỏi mệt mất sức sau khi sinh.
Tiêm sắt cho heo con:
Liều lượng chuẩn từ 150 – 200mg Ferdextran vào ngày thứ 3-4.
* Cho lợn con bú:
- Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).
- Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.
- Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).
Cho lợn con tập ăn sớm:
Cho lợn con tập ăn từ lúc 15 - 20 ngày tuổi.
Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.
Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày.
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa
* Thức ăn và cách cho ăn:
Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc... Có thể dùng 1 số loại thức ăn như bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay...
Cách cho lợn ăn khi cai sữa:

Ngày cai sữa
Lượng cho ăn
Ngày thứ 1
Cho lợn ăn bằng 1/2 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa
Ngày thứ 2
Cho lợn ăn bằng 3/4 của ngày trước cai sữa
Ngày thứ 3
Cho lợn ăn bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữa
Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.
                           Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN ĐỰC GIỐNG

      KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN RỪNG
KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN ĐỰC GIỐNG:

-     Lợn đực giống phải nuôi trong chuồng rộng rãi, thoáng mát, không bị gió lùa, mưa tat, không bi trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề dễ làm hỏng móng, ngã què chân lợn rừng. Không nuôi nhốt chung nhiều đực trong 1 ô để tránh chúng đánh nhau.Chuồng lợn đực phải gần khu lợn cái tơ chờ phối hoặc nái đẻ đã cai sữa để mùi lợn đực kích thích lợn cái động dục và mùi lợn cái kích thích tính hăng của lợn rừng đực.
-     Lợn đực mới mua về phải được nuôi cách li trong thời gian tối thiểu là 4 tuần.
-     Lợn phải nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng gió tốt.
-     Lợn nuôi cách li phải được theo dõi tình trạng sức khoẻ hàng ngày.
-     Tiêm phòng vaccine theo đúng quy định của thú y.
-     Đặc biệt chọn con có lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối. Nên mua lúc 6 tháng tuổi và sử dụng lúc 7 - 8 tháng tuổi có trọng lượng 30 - 40 kg.
-     Lợn đực thành thục về tính khá sớm: 3 - 4 tháng tuổi là đã có phản xạ giao phối và phóng tinh.
-     Chọn lúc 5 - 6 tháng tuổi và có thể sử dụng khi chúng khi được 7 - 8 tháng tuổi nhưng thường sử dụng tốt khi chúng đạt 10 tháng tuổi trở lên.
-     Nhu cầu dinh dưỡng protein 13%.
-     Tiêu chuẩn khẩu phần: Thức ăn tinh: 0,8kg/con/ngày đêm, thức ăn xanh, thức ăn củ quả 3kg/con. Nước uống sạch, đầy đủ. 1 đực giống cho 5 nái.
-     Thức ăn cho lợn rừng do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho lợn rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g .v.v. đất sét vừa đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.
-     Thức ăn của lợn rừng nên chủ yếu là thức ăn thô xanh. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.Trong những ngày phối giống, bổ sung cho con đực đi nhảy lợn nái 2 quả trứng sống, giá đỗ hoặc lúa nảy mầm 0,5kg/con.
-     Mỗi đực giống nuôi riêng 1 ô bố trí gần khu chuồng lợn nái tơ chờ phối. Tuổi phối tốt nhất lúc 10 – 11 tháng tuổi. Thời gian sử dụng 4 – 5 năm.Thường xuyên chọn lọc, theo dõi khả năng sinh trưởng và phát dục của lợn.
-     Chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát, nhiệt độ thích hợp.
-     Kiểm tra tình hình đàn lợn thường xuyên: sức khoẻ, lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, bạt che.
-     Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh máng ăn, máng uống, thu gom phân, làm vệ sinh chuồng.
-     Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi lợn đạt khối lượng 7 - 10kg và trước khi phối giống.
-     Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn.
-     Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi.
-     Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.
-     Khoảng cách giữa 2 lần khai thác tinh phải phù hợp. Thời gian 3 tháng đầu có thể khai thác 1 - 2 lần /tuần, thời gian sau khai thác 2 - 3 lần /tuần
-     Việc sử dụng lợn đực giống phụ thuộc về tuổi và thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc về giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, khí hậu. Các giống lợn rừng nuôi ở nước ta có sự thành thục về tính sớm hơn so với các giống lợn rừng ngoại. Nhưng chúng ta không có thể sử dụng phối giống quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Chất lượng đàn con và thời gian sử dụng dực giống...Tuổi phối tốt nhất lúc 10 – 11 tháng tuổi. Thời gian sử dụng 4 – 5 năm.
-     Thời gian sử dụng của lợn đực không quá 4 – 5 năm tuổi. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần.
-     Phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 5 - 7 nái.
-     Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi lợn đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên lợn có khả năng phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với lợn mới bắt đầu làm việc và lợn đực già.
-     Khoảng cách giữa 2 lần phối giống phải phù hợp. Thời gian 3 tháng đầu có thể cho phối 1 - 2 lần /tuần, thời gian sau cho phối 2 - 4 lần/tuần
-     Tần suất phối giống của lợn đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:
-     Lợn từ 8 - 12 tháng tuổi: Phối 2 - 3 lần/ tuần.
-     Lợn từ 12 - 24 tháng tuổi: Phối 3 - 4 lần/ tuần.
-     Lợn từ 24 tháng tuổi trở lên: Phối 2 - 3/ tuần.
-     Cơ quan sinh dục ngoài đã biểu hiện rõ: cơ quan giao cấu và hai dịch hoàn, bờm lông đã xuất hiện, thể hiện tính hăng.
                        
                     Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định

            Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)