Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Người theo dõi

Bài đăng phổ biến

Người theo dõi

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018


     SỬ DỤNG CÂY CHÈ KHỔNG LỒ TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG



- Chè Khổng Lồ (Trichanther gigantean) thuộc họ Acanthacea, là loài thực vật thân bụi gỗ sống lâu năm. Ở Việt Nam thường gọi là "cây chè đại", "cây chè khổng lồ".
Là cây thân bụi gỗ sống lâu năm, có thể mọc cao 5m đường kính 7–10 cm, nếu không thu cắt cây có thể mọc cao tới 15m với đường kính gốc 25 cm. Cây mọc thẳng, thân có nhiều mấu lồi nhỏ phân bố thẳng hàng dọc theo thân cây, tạo nên 2-4 đường bên ở 2 phía của thân cây. Trên thân cây có nhiều cành nhánh, các cành phát triển có chiều hướng thẳng. Khi còn non thân cây mềm mọng nước. Sau 6 tháng sinh trưởng thân hoá gỗ cứng phía ngoài, mầu nâu, phía trong mềm nhưng không hoá bấc. Lá có mầu xanh sẫm, khi khô lá ngả màu đen, lá cây mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, dòn và hơi ráp. Phiến lá hình trứng thuôn dài và mũi nhọn về phía đỉnh lá với chiều dài 25–26 cm, rộng 13–14 cm, trên gân lá có lông tơ, cuống lá dài 1–5 cm
- Theo Vasquez năm 1987 và Perez- Arbelaez năm 1990, chè khổng lồ được sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh đau bụng, chứng sa ruột ở ngựa; duy trì nhau thai và tắc nghẽn ruột ở bò sữa. 
- Cũng theo nghiên cứu của (Vasquez năm 1987), thân cây non có thể dùng làm thuốc điều trị viêm thận, rễ cây là thuốc bổ máu, chồi búp non có thể sử dụng làm thức ăn cho con người. 
- Cây chè khổng lồ có lượng protein thô khoảng 15-22%, cao gấp khoảng 2 lần cỏ, hàm lượng can xi, chất sơ và vitamin cũng cao hơn so với các loại cây thức ăn khác.
- Lá dùng làm thức ăn cho chăn nuôi như: Gia súc, gia cầm, thủy sản.
Lá giúp chống các bệnh về đường ruột cho động vật.
- Lá làm tăng sinh lực cho vật nuôi.
- Lá giúp động vật điều trị táo bón, tiêu hoá tốt.

TRANG TRẠI HEO RỪNG PHƯƠNG THOA CUNG CẤP GIỐNG CÂY NÀY + CÁC LOẠI CÂY THUỐC NAM KHÁC KHI QUÍ KHÁCH MUA HEO GIỒNG TẠI TRẠI.
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định

               Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)




Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

THỊT HEO RỪNG


Heo rừng sạch, Thịt nạc, thớ thịt đỏ,săn chắc, bì dày đạt chuẩn, thịt thơm ngon là kết quả của giống heo thuần chủng + chế độ dinh dưỡng, thức ăn hợp lý + ăn thuốc nam hằng ngày giúp thịt đỏ và thơm ngon.












Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU HÓA CHO HEO RỪNG BẰNG CÂY KHỔ SÂM

SỬ DỤNG CÂY KHỔ SÂM TRONG PHÒNG & TRỊ BỆNH                                           CHO HEO RỪNG

Có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae, trong dân gian còn gọi là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái).
Đặc điểm: Cây khổ sâm nhỏ cao 0,7 – 1,0m, lá mọc cách hoặc hơi so le, cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh, khi phơi khô mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành.
Công dụng:
- Hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đường ruột, như đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, phân trắng…
- Trị vết thương như xây xát do va đập.
Để đạt hiệu quả cao nhất, nên kết hợp với một số lá khác như hoàn ngọc, phèn đen, cỏ sữa, nhọ nồi, lá mơ…
Cách sử dụng:
- Do có mùi hôi, nên heo sẽ khó ăn, nên đối với heo con cần giã nhuyễn với hoàn ngọc, phèn đen rồi cho heo con uống. Heo lớn thì chỉ cần xay nhuyễn trộn với thức ăn. Hoặc có thể sắc nước với các loại cây kể trên cho heo uống khi cho ăn.
- Nên cho heo mẹ sau sinh ăn hàng ngày khổ sâm + hoàn ngọc để có tác dụng phòng bệnh hiệu quả cho lợn con.
- Nên cho heo ăn hàng ngày để phòng bệnh tốt nhất.
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

   

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

SỬ DỤNG CÂY ĐƠN LÁ ĐỎ TRỊ BỆNH VIÊM VÚ CHO HEO RỪNG

CÂY ĐƠN LÁ ĐỎ TRỊ BỆNH VIÊM VÚ Ở HEO RỪNG
- Cây đơn lá đỏ, còn có các tên gọi khác như đơn tía, đơn mặt trời, đơn tướng quân, cây lá liễu, liễu đỏ, liễu hai da, cây mặt quỷ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có thể trồng làm cảnh và làm thuốc.

Đặc điểm đơn lá đỏ :
- Đơn lá đỏ là một loại cây nhỏ cao khoảng 0,7-1,5m, có cành nhỏ, gầy, dài, màu tía. Lá mọc đối hình trái xoan thuôn dài, phía cuống nhọn, phía đầu có mũi nhọn ngắn, dài 6-12cm, rộng 1,2-4cm; mặt trên lá màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu tía đỏ, mép có răng cưa, cuống ngắn.
- Những cây mọc hoang thường cao to hơn, lá ít có màu đỏ tía hơn, có khi mặt dưới có màu xanh, phiến lá hình mác thuôn dài hơn. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành, bông hoa đực dài khoảng 2cm, bông hoa cái ngắn hơn.
Quả 3 mảnh, đường kính chừng 1cm; hạt hình cầu, màu nâu nhạt, đường kính 4mm.
- Mùa hoa vào mùa hè, các tháng 4-5-6. Cây đơn đỏ có dáng đẹp, lá lại đỏ tía, nên nhiều người thích trồng làm cảnh trong sân nhà.
Sử dụng chữa bệnh viêm vú ở heo rừng:

- Sử dụng lá(rễ) 20-25g sau đó giã nhuyễn đắp lên vú heo bị sưng, nếu heo hung dữ quá không đắp được thì sắc nước 1-2 lít để heo uống trong 3-4 ngày sẽ khỏi.
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
               Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)


Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

CHẾ BIẾN MÓN ĂN TỪ THỊT HEO RỪNG

CÁCH LÀM THỊT HEO RỪNG NƯỚNG
1- Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500g thịt heo rừng ( nếu mua heo còn lông, bạn về thui trên bếp gas, hoặc khò lửa. )
- 50ml rượu chat đỏ ( không có thì sử dụng rượu trắng cũng được).
- 2 củ tỏi
- 3 củ hành tím
- 300g đậu bắp ( mẹo là không được gọt cuống khi rửa,  sẽ không bị nhớt).
- 1 thìa mật ong
- 3 thìa xì dầu ( nước tương).
- 1 thìa bột ngọt
- Dầu ăn
- Nếu có mè trắng thì cho thêm vào càng ngon nhé.
2- Ướp thịt:
- Cho tất cả nguyên liệu vào để ướp

- Sau khi tẩm ướp xong bạn cần có một thời gian để các gia vị có thể ngấm đều vào từng miếng thịt, điều đó không chỉ giúp các miếng thịt heo rừng được mềm, ngọt, thấm hương và còn dậy được vị đặc trưng.
- Thời gian để ướp thịt chừng 1-2h hoặc nếu không có thời gian hay bạn vội thì ít nhất cũng tầm 25-30 phút trước khi nướng.

3- Nướng thịt
- Cho thịt lên vỉ rôi đặt lên bếp than hoa để nướng, khi nướng lên để ở lửa vừa và lật đều để miếng thịt không bị cháy. Bạn nướng cho đến khi thịt heo rừng có mùi thơm và chín đều các mặt.

- Đối với gia đình ở thành phố, không có điều kiện nướng trên bếp than, có thể nướng trên bếp nướng điện hoặc lò vi song nhé.
Một mẹo nhỏ để những miếng thịt heo rừng nướng được mềm và không bị sém khét, đó là trong khi nướng thỉnh thoảng bạn phết phần nước ướp thịt lên miếng thịt khoảng 1-2 lần, như vậy miếng thịt sẽ mềm ngọt và hấp dẫn hơn rất nhiều.
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
               Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

SỬ DỤNG CÂY HOÀN NGỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO RỪNG

CÂY HOÀN NGỌC TRẮNG VÀ ĐỎ TRONG                         CHĂN NUÔI HEO RỪNG

- Hoàn ngọc trắng (Tên khoa họcPseuderanthemum palatiferum), còn có nhiều tên khác như xuân hoa, cây con khỉ.,cây tu lình, cây lá khỉ, cây hoàn ngọc, cây nhật nguyệt, cây mặt trăng mặt trời, cây trạc mã, cây thận tượng linh, cây mật quỷ, cây lan điền, cây xuân hoa, Tinh hoa bốn cạnh, cây nội đồng, cây lay gàm, Dièng tòn pièng (Dao), Nhần nhéng (Mường).

- Hoàn ngọc đỏ, tên khoa học Pseuderanthemum bracteatum, còn có tên là cây xuân hoa lá hoa, là một loài thực vật trong họ Acanthaceae.

- Cây hoàn ngọc trắng hay đỏ đều có thể sử dụng để trị và phòng bệnh cho heo rất tốt, bởi cây có các thành phần như sterol, flavonoid, đường khử, đường khử và các axit amin có tác dụng kháng khuẩn, nấm, có hoạt tính phân hủy, thủy phân protein nên rất phù hợp để điều trị bệnh đường ruột cho gia súc, đặc biệt là lợn. Giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột cho lợn như tiêu chảy, phân lỏng, phân trắng….
- Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu hoàn ngọc trắng công dụng tốt hơn nhiều so với hoàn ngọc đỏ.
- Sử dụng cây thuốc phòng trị này thay thế cho kháng sinh sẽ giúp giảm được giá thành, tạo nguồn thực phẩm sạch và an toàn.
HEO ĂN CÂY HOÀN NGỌC TỪ NHỎ

ĂN CÂY HOÀN NGỌC KHI ĐÃ TÁCH MẸ

TẬP CHO HEO ĂN CÂY HOÀN NGỌC

CÂY HOÀN NGỌC ĐƯỢC BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN HÀNG NGÀY


-Trang Trại Heo Rừng Phương Thoa sẽ hỗ trợ miễn phí giống cây này cũng như một số loại cây khác khi bà con mua giống tại trang trại.
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
               Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

BỆNH HEN SUYỄN TRÊN HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH HEN SUYỄN TRÊN LỢN RỪNG
1. Nguyên nhân
- Bệnh suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác nhân chính là Mycoplasma kết hợp với các vi khuẩn kế phát như: Pasteurella multocida, APP, Streptococcus, Staphylococcus, các virus, giun phổi, …
- Bệnh có tính chất vùng, thường xảy ra ở thể mạn tính, viêm phế quản phổi, sốt, ho khan, … trên tất cả các giống lợn, mọi lứa tuổi lợn nhưng chủ yếu là ở lợn thịt.
- Bệnh lây lan qua tiếp xúc, qua đường hô hấp. Lợn bệnh là nguồn lây lan và gieo rắc mầm bệnh chính.
 2. Triệu chứng, bệnh tích
  a. Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh từ 8 – 50 ngày tùy thuộc vào lứa tuổi lợn và mức độ mầm bệnh. 
- Lợn con theo mẹ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, viêm mí mắt trước khi có biểu hiện ho thở
- Lợn ho từng cơn, ho nhiều về đêm, ho khan, tần số ho tăng dần, lợn thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi
- Thân nhiệt không tăng hoặc tăng nhẹ
- Lợn kém ăn, chậm lớn, giảm năng suất chăn nuôi
b-Bệnh tích
- Lợn rất ốm, lông bẩn, bết, trên da có các nốt phát ban đỏ
- Bệnh tích điển hình tập trung ở phổi: vùng phổi viêm có màu đỏ nhạt, cắt bên trong có đầy bọt. Sau đó có hiện tượng gan hóa hay nhục hóa, các vùng phổi viêm có tính chất đối xứng.
3. Phòng và điều trị
  a. Phòng bệnh
- Khi mới mua lợn về cần cách ly ít nhất 2 tuần, hoặc hỏi bên trại mua đã tiêm phòng chưa, để có lịch tiêm nhắc hoặc tiêm mới.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên và đảm bảo chuồng trại luôn khô, sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Khi phát hiện lợn bệnh cần cách ly để tránh lây lan.
- Định kỳ sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại 2 tuần/lần
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn lợn định kỳ 6 tháng/lần
 b. Điều trị
- Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị: Spectiomycin, tetracycline, tylosin, tiamulin. Liều lượng 200mg/kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày
- Sử dụng các loại thuốc trợ sức trợ lực: Tiêm cafein, B complex, vitamin C.
- Khi điều trị phải nhốt cách ly lợn ốm, giữ chuồng luôn khô sạch, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn bệnh .
                      Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)



Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN CHO HEO RỪNG

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN CHO HEO RỪNG

Đối tượng tiêm phòng: 
- Thực hiện tiêm phòng định kỳ hàng năm đối với tất cả heo trong trại.
- Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vaccine đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vaccine (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể).
- Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vaccine chết.
-  Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
- Vaccine phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
Một số lưu ý:
- Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vaccine. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vaccine cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần 
thức ăn). Cũng không nên tiêm vaccine virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).
- Một số trường hợp khi tiêm vaccine cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.
Trước khi sử dụng bất cứ lọ vaccine nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:
  - Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
 - Tên vaccine (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
 - Số lô, số liều sử dụng
 -  Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
 -Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
 Những hư hỏng trong lọ vaccine:
 - Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
 - Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
 - Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có 
bình thường không, vaccine có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vaccine có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vaccine nhũ hóa hay vaccine keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vaccine đã bị hư hỏng không sử dụng được). 

- Khử trùng các dụng cụ dùng để pha chế vaccine bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch (nước đã sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.
- Sát trùng bằng cồn 70 độ tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút 
 của lọ chứa vaccine.
- Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vaccine (nhất là vaccine sống nhược độc).

Liều sử dụng vaccine:
Cần sử dụng vaccine (cho uống,  hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vaccine virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vaccine vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau. Sau 2-3 tuần vacxin mới có hiệu lực tạo kháng thể.
 Bảo quản vaccine:
- Vaccine phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vaccine nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vaccine quá hạn dùng, đối với vaccine còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vaccine sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
Phản ứng sau khi tiêm vaccine: 
- Sau khi tiêm vaccine, Heo có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vaccine, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm.Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. 
- Tiêm vaccine còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). heo thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da. Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì heo có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin./
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)








Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

 BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1. Bệnh sán lá ruột lợn
  a. Nguyên nhân
- Bệnh sán lá ruột lợn sán lá ký sinh ở ruột gây ra. Sán hình lá, có màu đỏ hồng, kích thước dài 0,2 – 0,7 cm, rộng 0,8 – 0,2 cm.

- Sán trưởng thành đẻ trứng ở trong ruột. Trứng theo phân ra ngoài, nở thành ấu trùng có lông (mao ấu), ấu trùng chui vào ốc ký chủ trung gian, phát triển qua 4 giai đoạn thành vĩ ấu (ấu trùng có đuôi). Vĩ ấu chui ra khỏi ốc, rụng đuôi thành kén. Kén bám vào các cây cỏ thủy sinh. Lợn ăn rau thủy sinh có kén vào ruột, kén sẽ nở ra sán non. Sán non phát triển thành sán trưởng thành trong ruột và gây bệnh cho lợn.
  b- Triệu chứng, bệnh tích:
-Triệu chứng: Lợn mắc bệnh triệu chứng thường không rõ. Những con nhiễm nặng, sán có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn. Độc tố của sán tác động lên niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy. Do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng nên khiến lợn còi cọc, tăng trọng kém.
- Bệnh tích: Niêm mạc ruột sần sùi, tăng sinh, viêm loét do tác động của sán lá.
 c. Phòng và điều trị
- Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.
- Trị bệnh: Tẩy sán cho lợn bằng Handertin B, Dovenix.
 2. Bệnh giun đũa lợn
 a. Nguyên nhân
- Do giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn gây nên. Giun đũa lợn màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun trưởng thành dài khoảng 12 – 30cm.
- Giun trưởng thành đẻ trứng trong ruột lợn, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, phát triển thành ấu trùng trong trứng gọi là trứng cảm nhiễm. Lợn ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ bị nhiễm giun đũa.
 b. Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi bị nhiễm giun thường rối loạn tiêu hóa, gầy còm, chậm lớn, xù lông, da thô. Các trường hợp nhiễm giun nặng, lợn có thể bị tắc ruột, đau bụng và gây chết lợn. Lợn trưởng thành triệu chứng không rõ ràng.
- Bệnh tích: Ở gan và phổi có nhiều điểm hoại tử khi ấu trùng giun đũa di hành đến đó. Giun đũa trưởng thành gây tổn thương và viêm tăng sinh niêm mạc ruột
  c- Phòng và điều trị
- Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.
- Trị bệnh:
- Dùng một  thuốc sau để tẩy giun:
  ivermectin: Liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp.
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIÊM TỬ CUNG: 

Thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày.
1. Nguyên nhân:
- Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của heo nái khi phối, heo đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp).
- Bị nhiễm trùng khi sanh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của bệnh sót nhau.
2. Triệu chứng: 
Heo sốt 40-41 độ C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ trắng đục hôi thối.
3. Điều trị:
- Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2 g/ngày; Penicillin: 3-4 triệu UI/2 lần/ngày; Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24% 1 cc/15 kg trọng lượng/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành ta dùng thêm: Anagin: 2 ống 5cc; Vitamin C: 2 g/ngày; Dexamethasol: 5-10 mg/ngày.
- Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa 30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung.
                          Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BỆNH MẤT SỮA Ở HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH MẤT SỮA

Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau sanh.
1. Nguyên nhân:
 Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu can xi, năng lượng, Vitamin C, suy nhược một số cơ quan nội tiết.
2. Triệu chứng
Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm môn, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.
3. Điều trị: 
Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine… cho nái ăn); chích Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250 cc/ngày 3-4 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10 cc/ngày chích tĩnh mạch 3-4 ngày (nếu nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 cc/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C, Vitamin B12, Bcomlex… và khoáng chất.

Chú ý: Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 – 390C.
                      Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 0164 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)